Tập thể dục đối với đau thần kinh tọa có lợi ích gì?
Đau thần kinh tọa là một triệu chứng báo hiệu bạn có khả năng bị bệnh thoát vị đĩa đệm. Không chỉ phổ biến ở người lớn tuổi mà ngay cả những người trẻ tuổi thường xuyên mang vác và lao động nặng nhọc ở tư thế sai vẫn có nguy cơ bị đau thần kinh tọa rất cao. Bệnh gây suy giảm nghiêm trọng sức lao động, làm người bệnh bị hạn chế trong các hoạt động sinh hoạt hằng ngày, dần dần gây teo cơ, dẫn đến tàn phế.
Ngoài việc tuân thủ nghiêm ngặt phác đồ điều trị, xây dựng chế độ tập luyện thích hợp hằng ngày cũng là cách giảm đau hữu hiệu, đồng thời hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi sức khỏe.
Cụ thể, các bài tập đau thần kinh tọa sẽ mang đến những lợi ích như:
Tập thể dục giúp giảm đau dây thần kinh tọa cấp tính.
Tăng cường sự dẻo dai và sức mạnh của các khối cơ vùng lưng, vùng thắt lưng hông và nhóm cơ đùi sau.
Tăng lưu lượng máu đi nuôi dưỡng các cơ, dây thần kinh và mô mềm khác trong cột sống. Từ đó, thúc đẩy quá trình chữa lành mô mềm và giảm tình trạng cứng khớp.
Cải thiện tình trạng căng cứng của dây thần kinh tọa. Ngoài ra, các bài tập chữa đau dây thần kinh tọa còn giúp giảm sưng hiệu quả.
Cải thiện khả năng vận động của cơ thể.
Ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự tái phát của cơn đau thần kinh tọa.
4 bài tập thể dục chữa đau thần kinh tọa hiệu quả
Các bài tập giúp giảm đau sẽ tập trung vào hai vấn đề chính, đó là cải thiện, tăng cường sức mạnh vùng lưng, và tăng sự dẻo dai của vùng thắt lưng hông và nhóm cơ đùi sau.
Hệ thống cơ xung quanh cột sống và cơ vùng bụng có thể quá yếu, hoặc co thắt cơ quá mức, khiến cột sống và cơ thể không được hỗ trợ ở đúng mức cần thiết. Tư thế không tốt kèm theo sự đáp ứng không phù hợp của các cơ tác động vào trạng thái của cột sống, dẫn tới tăng nguy cơ bị đau vùng lưng dưới và đau thần kinh tọa. Các bài tập nhẹ nhàng làm tăng sức mạnh đối với vùng lưng sẽ giúp cải thiện tư thế và khả năng đáp ứng của cột sống, làm giảm khả năng xảy ra cũng như giảm mức độ nặng của đau lưng và đau dây thần kinh tọa. Nếu đang trong thời gian hồi phục đau thần kinh tọa, bệnh nhân nên tránh những hoạt động có nguy cơ va chạm cao, chẳng hạn như chạy bộ hay chơi các môn thể thao nặng chạy nhảy nhiều.
Các cơ vùng đùi sau, cơ vùng mông và vùng hông cứng sẽ ảnh hưởng tới tư thế và làm tăng áp lực lên vùng lưng dưới, từ đó tác động tới tình trạng đau thần kinh tọa. Nhóm cơ đùi sau (hamstrings) bao gồm cơ nhị đầu đùi, cơ bán gân và cơ bán màng, còn nhóm cơ mông (gluteus) bao gồm cơ mông lớn, cơ mông nhỡ và cơ mông bé. Đa số các trường hợp đau thần kinh tọa sẽ có đáp ứng giảm đau rõ rệt đối với các bài tập giãn cơ vùng hông và các cơ đùi sau, đồng thời làm giảm nhẹ tình trạng co thắt ở cơ hình lê. Không vận động trong thời gian dài hoặc ngồi quá lâu làm tăng áp lực lên cơ hình lê, khiến tình trạng đau xuất hiện và ngày càng trầm trọng hơn.
Bệnh nhân đau thần kinh tọa có thể tham khảo các bài tập thể dục chữa đau thần kinh tọa dưới đây:
Bài tập thể dục chữa đau thần kinh tọa 1:
Nằm thẳng người trên mặt phẳng cứng, co hai đầu gối, hai bàn chân chống xuống sàn.
Nâng chân bên trái lên, bắt chéo sang bên phải ở vị trí phía trên của đầu gối bên phải.
Giữ nguyên vị trí của đùi chân bên phải, từ từ kéo dần chân bên trái lên phía ngực cho tới khi cơ thể cảm nhận được có sự giãn cơ ở vùng mông.
Giữ nguyên tư thế trong vòng từ 10 tới 30 giây.
Lặp lại động tác, nhưng với bên chân còn lại.
Bài tập thể dục chữa đau thần kinh tọa 2:
Nằm thẳng người trên mặt phẳng cứng, hai chân duỗi thẳng.
Dùng một bên tay nâng đầu gối phía bên đối diện, kéo dần dần đầu gối về phía vai của bên tay đó.
Giữ nguyên tư thế trong vòng từ 10 tới 30 giây.
Lặp lại động tác, nhưng đổi bên.
Bài tập thể dục chữa đau thần kinh tọa 3:
Ngồi trên mặt phẳng cứng, hai chân duỗi thẳng hoàn toàn.
Gập chân phải lại, đưa về phía thân mình sao cho mắt cá chân ngoài nằm phía trên của đầu gối bên trái.
Cúi gập người về phía trước, sao cho phần thân trên chạm được tới đùi.
Giữ nguyên tư thế trong vòng từ 15 tới 30 giây.
Lặp lại động tác, nhưng đổi bên chân.
Bài tập thể dục chữa đau thần kinh tọa 4:
Quỳ trên mặt phẳng cứng, hai bàn tay chống xuống mặt sàn.
Nâng toàn bộ chân phải lên, đưa ra phía trước, rồi đặt toàn bộ đùi, cẳng chân, bàn chân lên mặt sàn (phần cẳng chân nên ở vị trí bắt chéo vuông góc với thân mình, bàn chân thẳng góc với cẳng chân).
Chân trái duỗi thẳng tối đa ra phía sau, đầu gối và mũi bàn chân trái chống xuống sàn, gót chân trái hướng lên trời.
Thả lỏng dần lực đỡ của tay, để cơ thể sẽ được đỡ hoàn toàn bằng chân. Gập người về phía trước, xuống sát chân.
Hít vào một hơi thật sâu. Khi thở ra, chống tay nâng dần cơ thể lên, trở về tư thế ban đầu.
Lặp lại động tác với bên đối diện.
Trong quá trình tập luyện, bệnh nhân nên lưu ý tới sự an toàn của bản thân, bởi khả năng tập luyện, sự dẻo dai của mỗi cá nhân là khác nhau. Hãy chọn cho mình bài tập phù hợp, nâng dần độ khó theo thời gian, đồng thời kiên trì luyện tập để đạt được hiệu quả cao nhất. Hy vọng, qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc có phương pháp hỗ trợ người bệnh bình phục nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, để bệnh được phục hồi nhanh chóng, bạn hãy tham khảo qua những địa chỉ uy tín để tìm hiểu thông tin chính xác như ứng dụng khám bệnh online ONKY vô cùng tiện lợi và an toàn. Chúng tôi sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và tận tâm sẵn sàng phục vụ bạn. Ứng dụng ONKY MIỄN PHÍ 100% chi phí tư vấn, khám chữa bệnh. ONKY không chỉ là ứng dụng giúp bạn kết nối trực tuyến với bác sĩ mà còn có những tính năng đặc biệt khác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bạn và người thân trong mùa dịch phức tạp. Chúc bạn sức khỏe và an toàn trong đợt đại dịch.