Bệnh đau thần kinh tọa là gì?
Dây thần kinh tọa, được gọi là dây thần kinh hông to, là dây thần kinh dài nhất có thể đi từ lưng dưới đến các ngón chân. Có 2 dây thần kinh tọa trái và phải lần lượt điều khiển mỗi bên. Dây thần kinh tọa có 3 chức năng chính là điều khiển, cảm nhận, vận chuyển chất dinh dưỡng, góp phần nuôi dưỡng các bộ phận mà nó đi qua.
Đau thần kinh tọa một bên thường gặp, ở lứa tuổi lao động (30-50 tuổi). Trước đây, tỷ lệ nam cao hơn nữ, theo dõi nghiên cứu năm 2011 cho thấy tỷ lệ nữ cao hơn nam. Nguyên nhân phổ biến nhất là do đĩa đệm chèn ép dây thần kinh tọa trong khoảng 80% trường hợp.
Đau thần kinh tọa là căn bệnh phổ biến thứ hai sau viêm khớp dạng thấp cần điều trị tại hầu hết các bệnh viện.
Đau thần kinh tọa thường xảy ra khi đĩa đệm thoát vị, xương trên cột sống hoặc hẹp ống sống (hẹp ống sống) chèn ép một phần dây thần kinh. Điều này gây ra viêm, đau và thường tê ở chân bị ảnh hưởng.
Đau thần kinh tọa có nguy hiểm không?
Mặc dù cơn đau liên quan đến đau thần kinh tọa có thể nghiêm trọng, nhưng hầu hết các trường hợp sẽ tự khỏi bằng phương pháp điều trị không phẫu thuật trong vòng vài tuần. Những người bị đau thần kinh tọa nghiêm trọng kết hợp với yếu chân đáng kể hoặc thay đổi ruột hoặc bàng quang có thể cần phẫu thuật để cải thiện các triệu chứng của đau thần kinh tọa.
Đau dây thần kinh tọa có thể không nguy hiểm đến tính mạng nhưng sự suy giảm của nó chỉ có thể dẫn đến tàn phế ảnh hưởng nặng nề đến chất lượng cuộc sống, vì vậy cần được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân đau thần kinh tọa
Các nghiên cứu chỉ ra có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đau dây thần kinh tọa. Dưới đây là một số yếu tố chính làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà bạn đọc có thể tham khảo: Bệnh lý xương khớp, thoát vị đĩa đệm thắt lưng, thoái hóa cột sống thắt lưng, nguyên nhân đau thần kinh tọa do hẹp ống sống, trượt đốt sống, nguyên nhân gây ra đau thần kinh tọa do tuổi tác, chấn thương, tính chất công việc, thói quen sinh hoạt, béo phì và cũng có thể do di truyền.
Việc xác định chính xác nguyên nhân gây đau dây thần kinh tọa sẽ hỗ trợ rất nhiều cho quá trình điều trị bệnh của bác sĩ. Do đó, khi có triệu chứng nghi mắc bệnh bạn nên đến các cơ sở y tế uy tín để được xác định nguyên nhân để từ đó nhận được chỉ định phù hợp.
Triệu chứng đau thần kinh tọa
Thông thường trong thời điểm đầu, đau dây thần kinh tọa không thể hiện triệu chứng cụ thể. Chỉ đến khi bệnh trở nặng hoặc người bệnh đi khám tổng quát mới phát hiện mình bị đau thần kinh tọa.
Những biểu hiện cụ thể của bệnh đau dây thần kinh tọa như sau:
Đầu tiên là đau dọc dây thần kinh tọa: Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thắt lưng, sau đó lan xuống mông, đùi, bắp chân, bàn chân và xuống tận ngón chân. Ở mỗi vị trí và mức độ bị tổn thương mà mức độ của các cơn đau sẽ có sự khác biệt. Nếu người bệnh sẽ cảm thấy cơn đau kéo dài đến vùng khoeo chân, nếu tổn thương xảy ra ở rễ L4. Trong trường hợp, vị trí đau ở rễ L5 thì bệnh nhân còn bị đau đến tận ngón chân. Bên cạnh đó, một số trường hợp không hề bị đau lưng mà các cơn đau tập trung ở khu vực đùi trở xuống.
Sau đó, mức độ của các cơn đau: người bệnh đau thần kinh tọa có thể gặp phải những cơn đau với mức độ tăng dần từ âm ỉ tới dữ dội như bị chích đột ngột, giật điện. Đặc biệt, các cơn đau có xu hướng tăng mạnh hơn khi bạn ho, hắt hơi hay ngồi quá lâu ở một tư thế.
Tiếp theo, mức độ lan tỏa: cơn đau lan tỏa từ vùng dưới thắt lưng đến mông, phía sau đùi, bắp chân của bạn, ảnh hưởng đến các vận động bình thường.
Bên cạnh đó, một số bệnh nhân đau thần kinh tọa cũng gặp phải triệu chứng như tê bì, ngứa ran hoặc yếu cơ ở chân, bàn chân.
Khi gặp các biểu hiện như trên, người bệnh cần đến các cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị sớm.
Phương pháp chẩn đoán đau thần kinh tọa
Có hai cách để chẩn đoán tình trạng của bệnh đau thần kinh toạ đó là chẩn đoán lâm sàng và chẩn đoán cận lâm sàng:
Chẩn đoán đau thần kinh tọa lâm sàng
Bác sĩ hỏi chi tiết những triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải, kết hợp với một số nghiệm pháp như:
Hệ thống điểm đau Valleix và dấu hiệu chuông bấm dương tính
Có dấu hiệu Lasegue
Có dấu hiệu Chavany; dấu hiệu Bonnet
Có phản xạ gân xương: Thử phản xạ gân bánh chè yếu hoặc mất hoàn toàn nếu có tổn thương ở rễ L4; Thử nghiệm phản xạ gân gót yếu hoặc mất nếu có tổn thương ở rễ S1.
Chẩn đoán đau dây thần kinh tọa cận lâm sàng
Dựa trên một số xét nghiệm dưới đây:
Chụp X quang: kỹ thuật này hầu như không có giá trị trong việc chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh nhưng sẽ giúp định hướng đến các nguyên nhân do bệnh xương khớp như: thoái hóa cột sống, trượt đốt sống, lao cột sống, viêm cột sống dính khớp, hẹp đốt sống,...
Chụp cộng hưởng từ MRI: Việc chụp MRI sẽ cho hình ảnh chính xác vị trí tổn thương và xác định mức độ chèn ép, từ đó bác sĩ sẽ đưa ra hướng xử lý kịp thời.
Chụp CT Scan: trong trường hợp người bệnh không thể thực hiện chụp MRI sẽ được chỉ định chụp CT
Điện cơ: bằng cách đo xung điện tạo ra bởi dây thần kinh và phản ứng của các bắp cơ sẽ phát hiện mức độ tổn thương ở rễ thần kinh.
Bệnh đau dây thần kinh tọa rất nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Cần chú ý đến triệu chứng cơ thể và khám bệnh ngay khi cần. Hãy liên hệ với ONKY, chúng tôi sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và tận tâm sẵn sàng phục vụ bạn. Ứng dụng ONKY MIỄN PHÍ 100% chi phí tư vấn, khám chữa bệnh. ONKY không chỉ là ứng dụng giúp bạn kết nối trực tuyến với bác sĩ mà còn có những tính năng đặc biệt khác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bạn và người thân trong mùa cách ly này. Chúc bạn sức khỏe và an toàn trong đợt đại dịch.