Bệnh vảy nến có lây không?

Bệnh vảy nến có lây không?

Bệnh vảy nến có lây không? Vảy nến là một bệnh ngoài da khá thường gặp ở Việt Nam. Căn bệnh này được cho là có liên quan đến rối loạn trong hệ miễn dịch và có yếu tố di truyền. Bệnh khó có thể điều trị, dễ tái phát và gây ra nhiều triệu chứng khó chịu cũng như gây mất thẩm mỹ cho người mắc phải. Nếu muốn tìm hiểu rõ hơn về bệnh lý này để biết cách điều trị triệu chứng hiệu quả và phòng ngừa tái phát, mời bạn cùng ONKY theo dõi tiếp bài viết sau đây.

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 2-3 % dân số thế giới mắc phải bệnh này. Ở trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Nhưng đối với bệnh nhân mắc vảy nến, quá trình trên diễn ra nhanh gấp 10 lần do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.

Người mắc bệnh vảy nến không những có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy mà còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý khi có thể bị mọi người xung quanh xa lánh. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau.

Các thể bệnh vảy nến thường gặp

Triệu chứng đặc trưng của bệnh vảy nến là những mảng dày màu đỏ được phủ bởi các vảy trắng hoặc bạc. Ngoài ra, tùy theo vị trí xuất hiện và đặc điểm của tổn thương mà có các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng bệnh như:

  • Vảy nến thể mảng: các mảng da xuất hiện ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.

  • Vảy nến mụn mủ: xuất hiện mụn mủ ở vùng da tay và chân.

  • Vảy nến giọt: tổn thương có dạng giọt nước xuất hiện khắp cơ thể, thường gặp ở trẻ em, sau đợt viêm họng do Streptococcus.

  • Viêm khớp vảy nến: sưng khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối...

  • Vảy nến móng: móng dày, có những lỗ nhỏ trên bề mặt móng.

  • Vảy nến da đầu: trên da đầu có vảy hoặc những mảng da dày màu trắng bạc.

  • Vảy nến nếp gấp: gặp ở người bị béo phì, tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như nách, háng, mông…

Bệnh vảy nến có lây không?

Vảy nến là bệnh ngoài da không phải do virus hay vi khuẩn gây nên. Do đó, bệnh vảy nến không lây nhiễm từ người này sang người khác thông qua việc tiếp xúc lẫn nhau. Chúng ta hoàn toàn có thể nắm tay, ôm, hôn, dùng chung vật dụng, quần áo với người bị vảy nến mà không cần phải lo lắng gì. Tuy nhiên, vảy nến được nghiên cứu cho thấy có tính di truyền (10% con mắc bệnh nếu bố hoặc mẹ bệnh, 40% con mắc bệnh nếu cả bố và mẹ đều bệnh).

Biện pháp phòng ngừa bệnh vảy nến

Như đã phân tích ở trên, bên cạnh di truyền là các yếu tố ngoại sinh cũng góp phần gia tăng tỷ lệ người mắc bệnh. Mỗi người có thể tự phòng tránh bệnh lý trên bằng việc thay đổi lối sống, nếp sinh hoạt sao cho lành mạnh và điều độ hơn.

Giống như đa số các bệnh ngoài da khác, để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh vảy nến bạn đừng quên giữ gìn vệ sinh cơ thể sạch sẽ, thường xuyên tắm giặt, sử dụng các loại trang phục gọn gàng và sạch. Chỉ cần tuân thủ bước cơ bản này, bạn đã hạn chế được phần nào khả năng nhiễm bệnh.

Để góp phần chăm sóc làn da, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể là điều không thể thiếu. Trong đó, rau củ quả, hoa quả tươi là những thực phẩm bạn không thể bỏ qua, chúng cung cấp chất xơ giúp làn da trở nên mịn màng hơn, tránh tình trạng thô ráp. Đồng thời, việc bổ sung dưỡng chất cho cơ thể cũng đảm bảo sức đề kháng tốt hơn, cơ thể đủ sức chống chọi với bệnh tật.

Nếu như bạn phải tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, đừng quên đeo bao tay để bảo vệ làn da khỏi những tác động xấu nhé! Bên cạnh đó, tâm lý căng thẳng, mệt mỏi cũng góp phần gia tăng nguy cơ mắc bệnh, chính vì thế bạn hãy giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, lạc quan nhé!

Mặc dù bệnh vảy nến không đe dọa trực tiếp tới sức khỏe của người bệnh nhưng bạn không nên chủ quan. Thực sự, khi mắc bệnh, ai cũng cảm thấy tự ti, xấu hổ, lâu dần chúng ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý và chất lượng đời sống. Nếu kiểm soát bệnh tốt, bạn sẽ cảm thấy thoải mái hơn, bớt tự ti về vẻ bề ngoài của bản thân.

Qua bài viết hy vọng đã giải đáp thắc mắc cho câu hỏi bệnh vảy nến có lây không? Nếu bạn thấy mình hoặc người thân có các biểu hiện và triệu chứng hãy liên hệ bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời để biết rõ hơn các thông tin. 

Nếu bạn không có thời gian di chuyển hay lo ngại tình hình dịch bệnh phức tạp, hãy xem xét việc khám bệnh qua các ứng dụng khám bệnh online như ONKY. Chúng tôi sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và tận tâm sẵn sàng phục vụ bạn. Ứng dụng ONKY MIỄN PHÍ 100% chi phí tư vấn, khám chữa bệnh. ONKY không chỉ là ứng dụng giúp bạn kết nối trực tuyến với bác sĩ mà còn có những tính năng đặc biệt khác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bạn và người thân trong mùa dịch phức tạp. Chúc bạn sức khỏe và an toàn trong đợt đại dịch.

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Về đầu trang
  • DÀNH CHO BỆNH NHÂN

    DÀNH CHO BÁC SĨ