Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì là câu hỏi vô cùng phổ biến đối với các bệnh nhân mắc căn bệnh này. Bệnh tiến triển từng đợt và có thể dai dẳng suốt đời. Đôi khi người bệnh cũng nên có thái độ hòa hoãn, sống chung hòa bình với vẩy nến, một bệnh tương đối lành tính, tuy khó chữa. Chế độ ăn hợp lý có hiệu quả giảm nhẹ các dấu hiệu bệnh.

Tổng quan dinh dưỡng cho người bị bệnh vảy nến

Khi bị bệnh vẩy nến, giảm các yếu tố kích hoạt là một phần quan trọng trong việc kiểm soát tình trạng bệnh và tránh bệnh bùng phát. Sự bùng phát của bệnh vẩy nến có thể được gây ra bởi một loạt các tác nhân như thời tiết xấu, căng thẳng quá mức và có thể do một số loại thực phẩm gây ra.

Cách khôn ngoan nhất là hãy hạn chế ăn các loại thực phẩm có khả năng kích hoạt bệnh vẩy nến bùng phát. Tăng cường kết hợp các thực phẩm hữu ích vào chế độ ăn uống nhất định như một phần của kế hoạch điều trị cho bệnh vẩy nến.

Triệu chứng bệnh vảy nến

Triệu chứng bệnh vảy nến nói chung là xuất hiện những mảng dày, đỏ được bao phủ bởi các vảy trắng hoặc bạc. Bên cạnh đó, tuỳ thuộc vào vị trí xuất hiện và đặc điểm của các tổn thương, các triệu chứng riêng biệt theo từng dạng bệnh có thể kể đến như sau:

  • Vảy nến thể mảng (vảy nến mảng bám): xuất hiện các mảng da đỏ ở khuỷu tay, đầu gối và vùng dưới lưng.

  • Vảy nến mụn mủ: xuất hiện mụn mủ ở các vùng da tay và chân.

  • Vảy nến thể giọt: khắp cơ thể xuất hiện các tổn thương có dạng giọt nước. Loại này thường gặp ở trẻ em sau khi bị viêm họng do nhiễm streptococci.

  • Viêm khớp vảy nến: có hiện tượng sưng ở các khớp ngón tay, ngón chân hoặc xương sống, đầu gối.

  • Vảy nến móng tay, móng chân: móng dày và xuất hiện những lỗ nhỏ trên bề mặt.

  • Vảy nến da đầu: xuất hiện những mảng da dày màu trắng bạc trên đầu.

  • Vảy nến nếp gấp (vẩy nến đảo ngược): xuất hiện tổn thương ở các vùng nếp gấp của da như: nách, háng, mông,..Loại này thường gặp ở những người béo phì.

Bệnh vảy nến kiêng ăn gì?

Với bệnh vẩy nến, rất quan trọng để tránh các thực phẩm có thể kích hoạt viêm. Viêm là phản ứng của hệ thống miễn dịch có thể dẫn đến bùng phát bệnh vẩy nến.

Thịt đỏ và sữa

Cả thịt đỏ và sữa đều chứa một loại axit béo không bão hòa đa gọi là axit arachidonic. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng các sản phẩm phụ của axit arachidonic có thể đóng vai trò tạo ra các tổn thương vẩy nến. Thực phẩm mà người bị vảy nến cần tránh bao gồm: thịt đỏ, đặc biệt là thịt bò xúc xích, thịt xông khói và các loại thịt đỏ chế biến khác, trứng.

Gluten

Bạn có thể tự hỏi liệu bệnh vẩy nến có trở nên tốt hơn nếu chúng ta thực hiện chế độ ăn một không có gluten. Kế hoạch ăn không có gluten có tác dụng tốt đối với những người bị bệnh celiac, là một bệnh tự miễn. Nghiên cứu cho thấy những người mắc bệnh vẩy nến có nhiều khả năng cũng mắc một bệnh tự miễn khác.

Bệnh celiac là một tình trạng sức khỏe đặc trưng bởi phản ứng tự miễn dịch với gluten protein. Những người bị bệnh vẩy nến thường có dấu hiệu tăng gluten. Nếu bạn bị bệnh vẩy nến và nhạy cảm với gluten. Điều quan trọng là phải ngừng ăn các thực phẩm có chứa gluten. Thực phẩm cần tránh bao gồm: lúa mì, lúa mạch đen, lúa mạch và mạch nha mì ống, mì và một số thực phẩm chế biến nước sốt và gia vị nhất định bia và đồ uống mạch nha.

Thực phẩm chế biến

Ăn quá nhiều thực phẩm chế biến, nhiều calo có thể dẫn đến béo phì, hội chứng chuyển hóa và một loạt các tình trạng sức khỏe mãn tính. Thực phẩm cần tránh bao gồm: thịt chế biến, sản phẩm thực phẩm đóng gói sẵn, trái cây và rau quả đóng hộp, bất kỳ thực phẩm chế biến nào có nhiều đường, muối và chất béo.

Nightshade

Một trong những tác nhân phổ biến nhất được thấy ở bệnh vẩy nến là việc tiêu thụ nightshade. Nightshade có chứa solanine, là chất có ảnh hưởng đến tiêu hóa và có thể là nguyên nhân gây viêm. Thực phẩm cần tránh bao gồm: cà chua, khoai tây, cà tím, ớt

Rượu

Sự bùng phát tự miễn dịch có liên quan đến sức khỏe của hệ thống miễn dịch. Rượu là một tác nhân gây bệnh vẩy nến do tác dụng đột phá của nó vào hệ thống miễn dịch. Nếu bạn bị bệnh vẩy nến, tốt nhất nên hạn chế uống rượu.

Mặc dù mối liên hệ giữa rượu và bệnh vẩy nến chưa thật sự rõ ràng, nhưng các chuyên gia cho rằng những người bị vảy nến nên hạn chế uống rượu. Nếu uống thì không không quá hai ly mỗi ngày đối với đàn ông và không quá một ly đối với phụ nữ.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người uống nhiều rượu cũng không đáp ứng với các phương pháp điều trị bệnh vẩy nến. Và một số nghiên cứu khác cho thấy, những người bị bệnh vẩy nến có tiến triển tốt hơn khi họ giảm hoặc ngừng uống rượu.

Trong trường hợp tình trạng bệnh đặc biệt nghiêm trọng hoặc bệnh nhân phải dùng một số loại thuốc điều trị, như methotrexate và acitretin thì bác sĩ sẽ yêu cầu không được uống rượu.

Nhiều tình trạng bệnh tự miễn dịch như bệnh vẩy nến có thể được cải thiện từ thay đổi chế độ ăn uống. Nếu bạn bị bệnh vẩy nến, bạn nên ăn nhiều thực phẩm chống viêm, như trái cây, rau và các loại dầu tốt cho sức khỏe và nên tránh các thực phẩm gây viêm, chẳng hạn như thịt, sữa và thực phẩm chế biến. Những thay đổi trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Nếu bạn không có thời gian di chuyển hay lo ngại tình hình dịch bệnh phức tạp, hãy xem xét việc khám bệnh qua các ứng dụng khám bệnh online như ONKY. Chúng tôi sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và tận tâm sẵn sàng phục vụ bạn. Ứng dụng ONKY MIỄN PHÍ 100% chi phí tư vấn, khám chữa bệnh. ONKY không chỉ là ứng dụng giúp bạn kết nối trực tuyến với bác sĩ mà còn có những tính năng đặc biệt khác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bạn và người thân trong mùa dịch phức tạp. Chúc bạn sức khỏe và an toàn trong đợt đại dịch. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Về đầu trang
  • DÀNH CHO BỆNH NHÂN

    DÀNH CHO BÁC SĨ