Bệnh vảy nến lây qua đường nào?

Bệnh vảy nến lây qua đường nào?

Bệnh vảy nến lây qua đường nào? Bệnh vảy nến không còn xa lạ với nhiều người bởi đây là một chứng bệnh ngoài da rất hay gặp ở mọi đối tượng, lứa tuổi. Tỉ lệ mắc bệnh vảy nến khác nhau tùy vào từng châu lục, vùng miền. Vậy vảy nến là bệnh gì? Bệnh vảy nến có lây không? Bệnh vảy nến lây qua đường nào? Cùng ONKY tìm hiểu qua bài viết dưới đây bạn nhé!

Bệnh vảy nến là gì?

Bệnh vảy nến là một bệnh viêm da mãn tính rất phổ biến. Theo thống kê, có khoảng 2-3 % dân số thế giới mắc phải bệnh này. Ở trạng thái bình thường, các tế bào da cũ sau khi chết đi sẽ bong ra và được thay thế bởi các tế bào da mới. Nhưng đối với bệnh nhân mắc vảy nến, quá trình trên diễn ra nhanh gấp 10 lần do hiện tượng tăng sinh tế bào, khiến các tế bào da cũ và mới không kịp thay đổi, tích tụ lại một chỗ tạo thành những mảng dày, có vảy trắng hoặc bạc.

Người mắc bệnh vảy nến không những có cảm giác đau đớn, ngứa ngáy mà còn chịu nhiều ảnh hưởng về mặt tâm lý khi có thể bị mọi người xung quanh xa lánh. Hiện nay ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc bệnh vảy nến đang ngày càng gia tăng với nhiều dạng bệnh khác nhau.

Nguyên nhân bệnh vảy nến

Nguyên nhân bệnh vảy nến đến nay vẫn chưa được các nhà khoa học chứng minh rõ ràng nhưng có một điều chắc chắn là bệnh này có liên quan đến rối loạn đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào và dấu ấn của cytokine. Theo đó, các tế bào lympho T trong cơ thể bệnh nhân có thể nhầm lẫn các tế bào khỏe mạnh là kẻ thù và tấn công, làm chúng bị tổn thương. Các yếu tố được cho là thuận lợi giúp gây ra bệnh bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Có 2 kiểu bệnh rõ ràng trong vảy nến: kiểu khởi phát sớm và kiểu khởi phát muộn. Vảy nến khởi phát sớm thường bắt gặp ở độ tuổi từ 16 đến 22. Kiểu này có diễn tiến bất ổn và khuynh hướng lan rộng toàn thân, được xác định là có liên quan chặt chẽ tới yếu tố di truyền. Trái lại, kiểu vảy nến khởi phát muộn thường gặp ở độ tuổi từ 57 đến 60. Kiểu này thường nhẹ hơn, khu trú hơn và có ít liên quan đến yếu tố di truyền.

  • Yếu tố ngoại sinh: Sinh bệnh học của vảy nến có thể chịu tác động của yếu tố môi trường. Các yếu tố ngoại sinh làm khởi phát bệnh ở những người có sẵn yếu tố di truyền tiềm tàng hoặc làm bệnh nặng thêm:

    • Chấn thương

    • Stress kéo dài

    • Bỏng nắng

    • Phẫu thuật

    • Dùng thuốc: một số loại thuốc như corticosteroid, beta blockers,... nếu sử dụng một thời gian dài sẽ có thể gây bệnh vảy nến

    • Nhiễm trùng da

Bệnh vảy nến lây qua đường nào?

Vảy nến là bệnh tự miễn, xảy ra ở những người bị rối loạn biệt hóa tế bào thượng bì, đẩy nhanh quá trình thay thế da cũ (bong tróc) và tái tạo da mới nhanh gấp 10 lần người thường.

Các chuyên gia da liễu cho biết, bệnh vảy nến không phải là bệnh truyền nhiễm lây qua tiếp xúc, đường máu, hay đường tình dục. Tuy nhiên, bệnh vảy nến có yếu tố di truyền. 30% bệnh nhân bị vảy nến có người thân từng mắc bệnh này (cha, mẹ, anh chị em ruột, họ hàng trực hệ). 70% cặp song sinh cùng mắc bệnh.

Ngoài ra, các tác nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh vảy nến là nhiễm khuẩn, tác dụng phụ của thuốc, hậu quả của stress, tác động của tia cực tím, môi trường, tổn thương vật lý trên da…Trong khi không lây từ người sang người, các tổn thương do vảy nến lại dễ lan rộng toàn thân khi người bệnh cậy, gãi và vảy nến tái phát khi bệnh nhân căng thẳng, mệt mỏi…

Đối tượng nguy cơ bệnh vảy nến

Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh vảy nến bao gồm:

  • Những người nghiện rượu, thuốc lá.

  • Những người bị diễm trùng da

  • Mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh vảy nến, tuy nhiên bệnh thường khởi phát trong độ tuổi từ 15 đến 30.

Phòng ngừa bệnh vảy nến

Để hạn chế diễn tiến bệnh vảy nến, phong cách sống và thói quen sinh hoạt đóng vai trò rất quan trọng. Những hành động sau có thể được áp dụng:

  • Uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý sử dụng thuốc theo ý mình.

  • Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời một cách hợp lý.

  • Giữ gìn vệ sinh da và thân thể.

  • Khám da liễu định kỳ.

  • Chăm sóc da cẩn thận, tránh để da bị khô và tổn thương.

  • Nên đi khám nếu có dấu hiệu của nhiễm khuẩn da, thấy mụn mủ trên da, đặc biệt có kèm sốt, đau nhức cơ hoặc sưng tấy.

  • Giữ trạng thái tinh thần ổn định, không để bị trầm cảm hay lo lắng quá mức.

  • Không sử dụng thuốc lá, rượu bia

  • Nên tránh các thức ăn nhiều chất béo, dầu mỡ.

  • Bổ sung thực đơn với thức ăn có chứa acid folic và omega-3.

Các thông tin điều trị trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn thấy mình hoặc người thân có các biểu hiện và triệu chứng vảy nến hãy liên hệ bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời. Hy vọng bài viết đã giải đáp thông tin bệnh vảy nến lây qua đường nào.

Nếu bạn không có thời gian di chuyển hay lo ngại tình hình dịch bệnh phức tạp, hãy xem xét việc khám bệnh qua các ứng dụng khám bệnh online như ONKY. Chúng tôi sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và tận tâm sẵn sàng phục vụ bạn. Ứng dụng ONKY MIỄN PHÍ 100% chi phí tư vấn, khám chữa bệnh. ONKY không chỉ là ứng dụng giúp bạn kết nối trực tuyến với bác sĩ mà còn có những tính năng đặc biệt khác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bạn và người thân trong mùa dịch phức tạp. Chúc bạn sức khỏe và an toàn trong đợt đại dịch.

 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Về đầu trang
  • DÀNH CHO BỆNH NHÂN

    DÀNH CHO BÁC SĨ