Dầu dừa được làm từ nguyên liệu gì?
Dầu dừa được chiết xuất từ cơm dừa, có tác dụng như một sản phẩm làm đẹp tự nhiên đối với tóc và móng. Dầu dừa có hai loại: tinh chế và không tinh chế.
Dầu dừa tinh chế có nguồn gốc từ dừa khô. Dầu được nấu dưới nhiệt độ cao và sau đó đưa qua một quá trình tẩy trắng và khử mùi. Loại dầu này không có mùi dừa, bạn có thể sử dụng chúng cho các món ăn trong nhà bếp.
Dầu dừa không tinh chế được tạo ra từ trái dừa tươi. Quá trình chiết xuất không trải qua nhiệt độ cao, đó là lý do tại sao người ta còn gọi là dầu dừa lạnh. Dầu dừa loại này có mùi dừa, bạn có thể sử dụng nó để nấu nướng, giống như dầu dừa tinh chế, nhưng tốt nhất là dùng cho các món ăn nấu ở nhiệt độ thấp hơn.
Các chuyên gia tin rằng dầu dừa không tinh chế có lợi ích cho sức khỏe, cả trong chế độ ăn uống và tốt cho da. Loại dầu này không được xử lý với nhiệt độ cao nên nó vẫn giữ nhiều tác dụng hơn dầu dừa tinh chế. Bạn có thể dùng loại dầu dừa này để:
Dưỡng ẩm;
Giúp giảm viêm;
Giết vi khuẩn.
Dầu dừa và lợi ích đối với da
Khi bôi lên da, dầu dừa có thể giúp da giữ ẩm, giảm bớt đỏ, sưng và ngăn một số vi khuẩn phát triển. Các nghiên cứu cho thấy dầu dừa không tinh chế có thể giúp giảm các triệu chứng chàm (bệnh viêm da dị ứng), tình trạng da có vẻ giống như bệnh vảy nến.
Chàm và bệnh vảy nến có nhiều triệu chứng giống nhau và thậm chí có một số nguyên nhân tương tự. Bệnh vảy nến có xu hướng có lớp vảy dày hơn chàm, nhưng cả hai đều cần điều trị bằng cách giữ ẩm cho da, giúp da bớt khô để không bị vảy và ngứa.
Công dụng trị bệnh vảy nến của dầu dừa
Dầu dừa là sản phẩm được chiết tách từ cùi dừa già. Nguyên liệu này được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, từ ẩm thực cho đến làm đẹp và cả trong điều trị bệnh. Trong dân gian, dầu dừa được dùng như một phương thuốc tự nhiên giúp khắc phục hầu hết các vấn đề về da liễu như viêm da, á sừng, nổi mẩn ngứa và cả bệnh vảy nến.
Đối với người bị vảy nến, dầu dừa cung cấp nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe cũng như làn da của người bệnh như:
Vitamin C: Có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, kích thích sản xuất collagen làm tăng độ đàn hồi của d. Chất này được bổ sung đầy đủ cũng giúp người bị vảy nến bảo vệ da hữu hiệu hơn trước tác hại của ánh nắng mặt trời, vi khuẩn, virus và các gốc tự do.
Vitamin E: Chất này được biết đến với khả năng chống oxy hóa, làm mềm vảy, tăng tính liên kết giữa các mô da khỏe mạnh. Qua đó làm giảm cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở vùng da bị tổn thương.
Các loại axit: Axit lauric hay axit capric và hơn 20 loại khác được tìm thấy trong dầu dừa thể hiện rõ đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, tiêu viêm. Chúng giúp ức chế hoạt động của các tác nhân gây hại, ngăn ngừa nhiễm trùng da và nhiều biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân bị vảy nến.
Protein: Trong dầu dừa còn có nhiều protein. Đây là thành phần đóng vai trò quan trọng trong việc sản xuất và nuôi dưỡng các tế bào da để tổn thương do bệnh vảy nến gây ra nhanh được chữa lành.
Mặc dù có nhiều tác dụng tốt với người bệnh vảy nến nhưng dầu dừa cần phải được sử dụng đúng cách mới phát huy được hiệu quả tối ưu.
Chữa bệnh vảy nến bằng dầu dừa tại nhà
Mặc dù là một sản phẩm có thể giúp ích cho việc điều trị bệnh vảy nến, nhưng bạn nên pha dầu dừa với các loại thuốc trị vảy nến khác.
Đối với các loại thuốc chống vảy nến như steroid, để có hiệu quả điều trị tốt nhất, bạn nên loại bỏ các vảy cứng để thuốc tiếp xúc với da. Dầu dừa có thể giúp làm mềm và nới lỏng các vảy trên da.
Bệnh vảy nến da đầu có xu hướng hình thành vảy cứng nhất, do đó việc loại bỏ có thể khó khăn hơn.
Dưới đây là cách sử dụng dầu dừa để giúp loại bỏ vảy trên da:
Thấm dầu dừa vào da đầu, tập trung vào các khu vực vảy;
Nhẹ nhàng massage dầu vào vảy;
Quấn đầu lại bằng chiếc khăn hoặc mũ tắm;
Để trong vòng 30–60 phút;
Làm sạch tóc và da đầu bằng dầu gội bình thường;
Sau các bước này, bạn có thể dễ dàng loại bỏ các vảy trên da dầu bằng cách:
Đặt lược nhựa phẳng và chà xát vảy theo một vòng tròn.
Khi vảy được nới lỏng ra, bạn cố gắng chải chúng ra khỏi tóc.
Gội đầu lại để loại bỏ các vảy còn sót lại.
Đừng kéo quá mạnh hoặc quá nhanh, vì như vậy có thể làm tổn thương da hoặc gây rụng tóc. Sau khi đã loại bỏ lớp vảy, bạn hãy áp dụng biện pháp điều trị theo bác sĩ yêu cầu.
Đừng xem thường tác dụng của loại dầu tự nhiên và đơn giản này, vì chính chúng lại là phương thức hữu hiệu giúp bạn chữa trị nhiều loại bệnh về da. Các thông tin về chữa bệnh vảy nến bằng dầu dừa trên chỉ mang tính chất tham khảo. Nếu bạn thấy mình hoặc người thân có các biểu hiện và triệu chứng vảy nến hãy liên hệ bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Nếu bạn không có thời gian di chuyển hay lo ngại tình hình dịch bệnh phức tạp, hãy xem xét việc khám bệnh qua các ứng dụng khám bệnh online như ONKY. Chúng tôi sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và tận tâm sẵn sàng phục vụ bạn. Ứng dụng ONKY MIỄN PHÍ 100% chi phí tư vấn, khám chữa bệnh. ONKY không chỉ là ứng dụng giúp bạn kết nối trực tuyến với bác sĩ mà còn có những tính năng đặc biệt khác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bạn và người thân trong mùa dịch phức tạp. Chúc bạn sức khỏe và an toàn trong đợt đại dịch.