Tìm kiếm giải pháp chính là điều giúp cải thiện tình trạng đau nhức cũng như cải thiện chất lượng cuộc sống.
Sau tuổi 30 xương khớp bắt đầu thoái hoá
Sau tuổi 30, cơ thể bắt đầu ngừng sản sinh một số chất như canxi hay glucosamine. Đây là hai chất cần thiết để sản sinh ra sụn khớp, các thành phần giúp bôi trơn đốt sống. Chính vì vậy việc thiếu hụt hai loại chất này sẽ gây ra các tình trạng lão hoá xương khớp. Tuy đây là quy luật tự nhiên, ít ai có thể tránh khỏi nhưng việc phòng ngừa từ sớm sẽ giúp khắc phục đau nhức và các biến chứng do bệnh gây ra.
Bệnh thoái hóa ở khớp gối, tay, cột sống... là một trong những loại thoái hoá thường gặp nhất. Nguy hiểm hơn có thể là thoái hoá cột sống và thắt lưng. 12% người trên 55 tuổi và 6% những người trên 30 tuổi đều gặp phải tình trạng thoái hoá xương khớp này. Do đó, không nên chủ quan và nên chăm sóc xương khớp ngay từ tuổi 30.
Thoái hoá xương khớp được chia làm 4 giai đoạn, những người sau 30 tuổi thường sẽ mắc bệnh ở giai đoạn 1. Đây là lúc có thể khắc phục và cải thiện tình trạng bệnh một cách dễ dàng.
Giảm chất lượng cuộc sống
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bị thoái hóa xương khớp, 80% người bệnh bị hạn chế vận động và 20% không thể làm các công việc thường ngày. Đây là một trong những căn nguyên hàng đầu khiến chất lượng cuộc sống giảm sút. Việc đi lại trở nên khó khăn hơn sẽ làm cho, đặc biệt người bệnh thường xuyên phải chịu những cơn đau âm ỉ kéo dài.
Cơ thể thường xuyên mệt mỏi, không muốn làm việc làm cho người bệnh càng trở nên yếu hơn. Vấn đề này còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ dinh dưỡng. Cơ thể mệt mỏi, xương khớp đau nhức âm ỉ khiến người bệnh chán ăn, bỏ bữa. Việc không nạp đủ các chất liên tục càng khiến cho tình trạng bệnh chuyển biến không tốt, ảnh hưởng đến cả quá trình khắc phục bệnh.
Thoái hóa xương khớp không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn là cuộc sống của người bệnh. Chất lượng cuộc sống giảm sút rõ rệt khi việc đi lại và ăn uống trở nên khó khăn hơn.
Nguồn: suckhoedoisong.vn