1. Cách bấm huyệt chữa đau vai gáy tại nhà nhanh
1.1 Các huyệt vùng cổ vai gáy
Nhức mỏi vai gáy là các bệnh lý thường gặp. Nguyên nhân là do ngồi sai tư thế, mang vác vật nặng, tuổi cao… Vì thế, dưới đây là các huyệt chữa đau vai gáy hiệu quả mà bạn có thể tham khảo giúp điều trị nhức mỏi:
Huyệt A Thị: Huyệt này nằm ở vị trí linh hoạt, được xác định thông qua cảm giác đau của người bệnh khi chuyên gia tác động vào thông qua biện pháp day bấm, xoa bóp.
Huyệt Thiên Trụ: Có 2 huyệt Thiên Trụ nằm ở khu vực ở phía sau gáy (ngay dưới hộp sọ) và đối xứng với nhau qua hõm sau gáy (dọc hai cơ cổ).
Huyệt Phong Trì: Nằm ở hõm trong của điểm lõm sau đầu, rất gần huyệt Thiên Trì.
Huyệt Kiên Tỉnh: Nằm ở trên vai, từ mỏm gai đốt sống cổ 7 đến chỗ lõm mỏm cùng vai kẻ 1 đường thẳng, điểm giữa của đường này chính là vị trí huyệt Kiên Tỉnh.
Huyệt Kiên Trung Du: Ngang cột sống cổ 7 (C7) đo ngoài 2 thốn.
Huyệt Đại Chùy: Nằm ở chỗ lõm ngay dưới đầu mỏm gai đốt sống cổ 7.
Huyệt Phong Môn: Nằm ở dưới mỏm gai của đốt sống lưng 2, đo ngang ra 1,5 tấc chính là vị trí huyệt Phong Môn.
1.2 Cách thực hiện
Bên cạnh các bài tập yoga chữa đau cổ vai gáy nhẹ nhàng, những phương pháp bấm huyệt truyền thống cũng có tác dụng rất lớn trong việc điều trị bệnh lý. Dưới đây là các kỹ thuật đơn giản mà bạn có thể áp dụng:
Xoa: Động tác đầu tiên là dùng hai tay xoa nhẹ vùng gáy, cổ bị đau để thư giãn khoảng 3 – 5 phút. Điều này hỗ trợ máu lưu thông nhẹ nhàng, các cơ, tĩnh mạch cũng được tác động sâu để giảm tình trạng căng cứng.
Miết: Dùng tay vuốt một lực mạnh lên vùng cổ đau từ 3 – 5 phút. Lúc này, các dây thần kinh sẽ được kéo giãn giúp điều hòa khí huyết.
Day: Sử dụng hai ngón cái day, xoa tròn vào vùng cổ, bả vai, gáy. Việc thực hiện giúp các nhóm cơ được mềm ra, giải phóng các áp lực lên dây thần kinh bị chèn. Từ đó, cơn đau được xoa dịu, giảm tình trạng căng cứng. Động tác thực hiện từ 3 đến 5 phút.
Bóp: Đây là động tác mạnh nhất nhằm tác động vào vùng bị đau. Sử dụng tay bóp, miết từ vùng cổ ra phần vai và ngược lại. Bạn có thể kết hợp một ít dầu nóng để cơn đau đước đánh tan nhanh chóng. Điều này tác động hệ tuần hoàn máu hoạt động tốt hơn, kích thích tái tạo nội sinh trong cơ thể. Thực hiện các kỹ thuật thường xuyên sẽ hỗ trợ giảm đau hiệu quả.
2. Cách massage cổ vai gáy tại nhà giảm đau hiệu quả
Massage cũng là cách chữa đau cổ vai gáy đơn giản ngay tại nhà. Công dụng của phương pháp giúp điều trị tình trạng căng cứng, nhức mỏi nhanh chóng. Đồng thời, các hệ thống gân cơ được giải tỏa, khí huyết lưu thông.
2.1 Xoa bóp bằng tay chữa đau cổ
Bạn có thể thực hiện bằng cách dùng tay xoa bóp vào vị trí đau trước khi ngủ. Đầu tiên là thực hiện áp lòng bàn tay vào nhau và làm ấm lên (có thể sử dụng một ít dầu nóng để tăng hiệu quả). Sau đó, bạn áp vào vùng cổ, gáy và vai, tiến hành massage theo vòng tròn. Hơn nữa, bạn cũng nên kết hợp các động tác day, miết để giảm đau nhanh chóng.
2.2 Massage vai gáy bằng ghế đa chức năng
Ngồi ghế massage đa chức năng chính là một trong những cách chữa đau vai gáy tại nhà thông minh. Bởi các sản phẩm trị liệu đều được cài sẵn bài tập phù hợp với đối tượng người dùng. Ngoài ra, thiết bị còn có tính năng nhận diện cơ thể người để áp dụng các phương pháp bấm huyệt chuẩn xác. Điều này sẽ tác động sâu đến vị trí đau tốt hơn.
2.3 Xoa bóp cổ bằng tinh dầu
Hiện nay, các loại tinh dầu thảo dược chế biến từ gừng, cam thảo, oải hương,… có rất nhiều tác dụng. Ngoài việc hỗ trợ thư giãn, giúp ngủ ngon thì sản phẩm còn là công cụ để hỗ trợ điều trị đau cổ vai gáy. Bởi lẽ, dầu có tính chất nóng ấm nhất định nên khi áp lên sẽ giúp các vị trí đau được xoa dịu “tức thì”. Vì thế, bạn hãy massage 15 – 20 phút mỗi ngày để mang lại hiệu quả nhanh chóng.
3. Mẹo chữa đau vai gáy tại nhà bằng yoga, ngồi thiền
Vậy thì làm cách nào để chữa đau vai gáy tại nhà nhanh nhất? Những bài tập được tổng hợp dưới đây sẽ vừa đơn giản vừa mang lại hiệu quả cao. Cùng xem ngay nhé!
3.1 Bài tập giúp vận động cổ
Bài tập chữa đau cổ gáy đầu tiên đó là động tác khởi động nhẹ nhàng. Trước khi bước vào các bài tập chuyên sâu, đây là công đoạn quan trọng giúp luyện cơ cổ dẻo dai và tránh tình trạng chuột rút trong lúc thực hiện.
Công dụng: Bài tập giúp điều trị các chứng rối loạn đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm cột sống cổ dẫn đến teo cơ,…
Cách thực hiện:
Động tác 1: Ngồi trong tư thế thả lỏng cổ, dùng ghế có chiều cao phù hợp đặt hai chân chạm sàn nhà. Phần lưng, đầu và cổ thẳng, vai bằng nhau, trọng lượng cơ thể sẽ tập trung vào hông và mông.
Động tác 2: Thực hiện gập, xoay và duỗi cổ. Đầu tiên, bạn cúi đầu về trước nhẹ nhàng đến khi cảm thấy căng hết cơ thì chậm rãi ngả cổ ra phía sau. Trong lúc tập, bạn nên hít thở đều đặn để động tác có hiệu quả. Làm lại động tác 5 – 10 lần.
Động tác 3: Nghiêng cổ sang trái và phải. Tư thế ngồi giống động tác 1, lần lượt nghiêng phần đầu và cổ sang trái từ từ đến khi cảm thấy cơ cổ căng hết mức (tai trái nên chạm vai). Sau đó, bạn thực hiện tương tự sang bên phải.
Động tác 4: Quay đốt sống cổ sang trái và phải. Ngồi lại tư thế chuẩn bị, thực hiện quay mặt sang trái chậm rãi (cằm nên ngang hàng với mỏm vai). Tiếp tục động tác cho bên phải, kết hợp hít vào thở ra đều đặn.
Động tác 5: Đưa phần đầu và cổ ra trước và sau. Bắt đầu từ động tác chuẩn bị, bạn đưa cổ ra phía trước sao cho đốt sống cổ được kéo giãn hết mức. Sau đó, người tập tiếp tục vận động cổ trở ra sau.
3.2 Bài tập kéo giãn nhẹ cổ, vai gáy
Một cách chữa đau vai gáy tại nhà mà bạn có thể áp dụng khác đó là tập bài kéo giãn nhẹ cổ, vai gáy.
Công dụng: Bài tập sẽ giúp thư giãn các cơ tại vùng cổ. Bên cạnh đó, gân và dây chằng cũng được tác động giúp dẻo dai, bền bỉ hơn.
Cách thực hiện:
Động tác 1: Bạn thực hiện gập và ngửa đầu. Bắt đầu động tác là tư thế ngồi thẳng trên ghế. Lưu ý đầu và cổ cũng cần đặt thẳng. Sau đó, cơ thể thả lỏng và mở rộng phần vai ngực. Người tập từ từ kéo giãn phần cổ trước bằng cách cúi đầu, đưa cằm về hướng ngực. Sau đó, cổ ngửa ra, cằm đưa lên và chậm rãi kéo về phía sau.
Động tác 2: Người tập nghiêng đầu sang hai bên để kéo giãn vùng cơ cổ
Động tác 3: Tiếp tục thực hiện xoay đầu sang trái và phải theo chuyển động vòng tròn. Lần lượt áp dụng cho mỗi bên và hít thở đều.
3.3 Bài tập giúp tăng sức mạnh cơ vùng cổ
Bài tập tăng sức mạnh các nhóm cơ vùng cổ giúp chữa đau mỏi vai gáy. Bởi lẽ, các công việc ngồi trước màn hình máy tính sẽ khiến máu không lưu thông đều, dễ mắc các bệnh nhức mỏi.
Công dụng: Giúp thư giãn hệ thống dây thần kinh cột sống, cải thiện chứng đau xương khớp.
Cách thực hiện:
Động tác 1: Thực hiện xoa bóp vùng gáy cổ khoảng 5 phút để giảm đau tạm thời.
Động tác 2: Dùng tay nhẹ nhàng kéo đầu sang trái đến khi cảm thấy giãn cơ. Giữ tư thế trong 30 giây, mỗi bên thực hiện 5 lần.
Động tác 3: Ngồi thẳng lưng, mặt hướng về trước. Bạn từ từ gập cổ xuống dưới đến khi căng cứng thì dừng lại. Tập luyện 5 lần, 8 – 10 giây/1 lần
Động tác 4: Tư thế ngồi thư giãn, dần dần nghiêng đầu sang trái để các đốt sống cổ được kéo giãn, đến khi cảm thấy căng thì đổi bên. Để nguyên tư thế từ 10 – 20 giây
Động tác 5: Kết hợp nghiêng đầu sang trái và tay phải duỗi thẳng. Tiếp tục đổi bên và thực hiện 15 – 20 lần
Động tác 6: Ngẩng cao đầu lên trên, sau đó gập xuống sao cho cằm chạm ngực. Tiếp tục xoay cổ theo hình vòng tròn và sang hai bên. Tập động tác 15 lần. Kết thúc bài tập, bạn nên ngồi trên ghế và đặt hai tay ra sau cổ để thư giãn.
Bằng việc thực hiện những bài tập trên, tình hình đau vai gáy của bạn sẽ thuyên giảm chỉ trong vòng 10s. Những động tác sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt. Hãy tập luyện những bài tập sẽ giảm bớt cơn đau bạn nhé. Trong trường hợp chưa hiểu rõ những bài tập hay bệnh không thuyên giảm, hãy liên hệ với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm của ONKY để được hướng dẫn, khám và điều trị kịp thời.
Nếu bạn không có thời gian di chuyển hay lo ngại tình hình dịch bệnh phức tạp, hãy xem xét việc khám bệnh qua các ứng dụng khám bệnh online như ONKY. Chúng tôi sở hữu đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và tận tâm sẵn sàng phục vụ bạn. Ứng dụng ONKY MIỄN PHÍ 100% chi phí tư vấn, khám chữa bệnh. ONKY không chỉ là ứng dụng giúp bạn kết nối trực tuyến với bác sĩ mà còn có những tính năng đặc biệt khác hỗ trợ chăm sóc sức khỏe toàn diện cho bạn và người thân trong mùa dịch phức tạp. Chúc bạn sức khỏe và an toàn trong đợt đại dịch.