Hậu COVID-19: Kiểm soát các vấn đề về căng thẳng, lo âu, trầm cảm và giấc ngủ thế nào?

Hậu COVID-19: Kiểm soát các vấn đề về căng thẳng, lo âu, trầm cảm và giấc ngủ thế nào?

Theo Bộ Y tế, sau mắc COVID-19, "cựu F0" cảm thấy mệt mỏi, khả năng tập trung sẽ bị ảnh hưởng, sau đó sẽ ảnh hưởng đến trí nhớ, điều này dẫn đến tăng cảm giác lo âu, và kết quả là mệt mỏi...

Theo quyết định Hướng dẫn Phục hồi chức năng và tự chăm sóc các bệnh có liên quan sau mắc COVID-19 còn gọi là hậu COVID-19) do Bộ Y tế vừa ban hành, mệt mỏi do mắc COVID 19 và các triệu chứng lâu dài có thể gây ra căng thẳng cho người bệnh.

Những lý do này ảnh hưởng đến tâm trạng của người mắc COVID-19 là điều dễ hiểu. Việc trải qua cảm giác căng thẳng, lo âu (lo lắng, sợ hãi) hoặc trầm cảm (tâm trạng chán nản, buồn bã) không phải là điều bất bình thường.

Người mắc COVID-19 có thể nhận thấy những suy nghĩ hoặc cảm xúc tiêu cực liên quan đến sự sống sót của bản thân, đặc biệt khi rất không khỏe. Tâm trạng của F0 có thể bị ảnh hưởng nhiều hơn bởi sự khó chịu khi không thể quay lại các hoạt động thường ngày.

Dưới đây là một số điều đơn giản người sau mắc COVID-19 có thể làm để giúp cải thiện vấn đề:

Vệ sinh giấc ngủ:
Có thói quen ngủ và thức dậy đều đặn, sử dụng báo thức nếu cần thiết để nhắc nhở;
Người đã mắc COVID-19 hoặc gia đình và người chăm sóc có thể cố gắng đảm bảo rằng môi trường xung quanh không có gì làm phiền, ví dụ như quá nhiều ánh sáng hoặc ồn ào;
Cố gắng ngừng sử dụng các thiết bị điện tử như điện thoại và máy tính bảng một tiếng trước giờ đi ngủ;
Không hoặc hạn chế sử dụng các chất ảnh hưởng đến giấc ngủ như: rượu, bia, cà phê, thuốc lá,.. .hay các chất tác động đến tâm thần khác;
Cố gắng áp dụng kỹ thuật thư giãn để đi vào giấc ngủ.
Giữ kết nối với xã hội; Ăn uống lành mạnh
Đây là điều hết sức quan trọng đối với sức khỏe tinh thần của người đã mắc COVID-19.

Nói chuyện với người khác giúp "cựu F0" giảm căng thẳng...

Ăn uống lành mạnh và dần dần quay trở lại các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày là cách tốt để giúp cải thiện tâm trạng của bạn.

Nguồn: Sức khoẻ và đời sống

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

  • Về đầu trang
  • DÀNH CHO BỆNH NHÂN

    DÀNH CHO BÁC SĨ